Cồng đồng những người yêu thích tập thể hình, tập gym mang lại sức khỏe và vẻ đẹp mạnh mẽ.

LightBlog

Thứ Năm, 22 tháng 2, 2018

Chạy bộ có tốt cho tim mạch hay không?

Khi chạy bộ hay còn được gọi là tập thể dục bất kỳ, rõ ràng cơ thể chúng ta phải gắng sức với mức độ nhiều hay ít, vì thế không phải là không nguy hiểm nếu luyện tập không phù hợp. Một số trường hợp đã xuất hiện biến chứng tim mạch như đau ngực, rối loạn nặng nhịp tim. Tuy nhiên, tỷ lệ này rất thấp 1/600.000. Với nguy cơ xảy ra biến chứng thấp như vậy cũng đã khẳng định được mức độ an toàn của chạy bộ. Hơn nữa, theo thống kê 90% trường hợp biến cố tim mạch xảy ra khi nghỉ ngơi chứ không phải đang vận động.
>>>>Bí mật sở hữu số đo vòng 2 con kiến

Vậy chạy bộ nó có tốt cho tim mạch hay không?

Theo hội tim mạch Việt Nam, tập thể dục thường xuyên nói chung và chạy bộ nói riêng không những giảm nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch mà còn giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn, yêu đời hơn. Chỉ cần dành 30-45 phút mỗi ngày chạy bộ đúng cách sẽ giúp kiểm soát các yếu tố gây bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, tăng cholesterol trong máu và thừa cân, béo phì.

Việc chạy bộ thường xuyên cũng làm tăng khả năng trao đổi chất, vận chuyển và sử dụng oxy tại các mô tế bào cơ thể, do đó làm tăng khả năng đáp ứng của cơ thể, giúp cải thiện và nâng cao hệ thống tim mạch.
Tuy nhiên, chạy bộ như thế nào tốt cho tim mạch là vấn đề còn nhiều tranh cãi. Theo bác sĩ chuyên khoa, chạy bộ đúng cách là một trong những phương pháp an toàn và hữu hiệu phòng ngừa các bệnh tim mạch nguy hiểm. Tuy nhiên, tập quá sức, đổ mồ hôi nhiều lại phản tác dụng. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập quá sức làm tăng áp lực lên tim, kết quả gây mệt mỏi và ngất xỉu.
Chạy bộ có tốt cho tim mạch hay không?
Chạy bộ đúng cách tốt cho tim mạch.
Để tập thói quen chạy bộ tốt cho tim mạch, bạn hãy tham khảo những lưu ý để chạy bộ hiệu quả sau:
Thời gian vận động.

Nếu mới tập, bạn nên chạy 10-15 phút, sau này dần dần bạn có thể tăng lên thêm 10 phút cho đến khi 45-60 phút mỗi buổi. Bạn hãy dành 2 buổi/tuần để chạy bộ và những ngày còn lại tập luyện các hoạt động thể chất khác như bơi lội, tập đạp xe tại nhà với xe đạp tập thể dục hay tập Yoga...
Chọn quãng đường chạy.
Sẽ thật nhàm chán nếu bạn cứ chạy mãi trên cung đường quen thuộc. Thay vào đó, bạn hãy nghĩ trước những địa điểm mình chạy qua, đó có thể là con đường gần nhà, công viên, sân vận động hoặc chỗ hẹn nào đó cùng bạn bè. Thêm những hành trình mới sẽ tạo hứng thú cho bạn thói quen chạy bộ.
Tốc độ chạy vừa phải.
Chạy bộ chứ không phải điền kinh, nên bạn không cần chạy nhanh, chạy hết sức. Bạn có thể chạy cùng với thiết bị máy chạy bộ cơ hoặc máy chạy bộ điện cũng được nhé. Hãy lắng nghe cơ thể và chọn tốc độ phù hợp với thể trạng của mình. Điều quan trọng là bạn hoàn thành đủ thời gian chạy đã đề ra.
Chạy đúng kỹ thuật.
Kỹ thuật chạy bộ rất đơn giản, không phức tạp như nhiều người nghĩ. Chỉ cần giữ lưng thẳng, hai tay thả lỏng thoải mái, đừng nhấc chân cao quá khỏi mặt đất. Sau khoảng 100-200m bạn có thể tăng tốc lên một chút và chạy chậm lại khi thấy cơ thể mệt. Với cách này bạn sẽ chạy được lâu hơn, duy trì sức bền hiệu quả hơn.
Tham khảo thêm: Bao cát đấm
Bổ sung đủ nước.
Chạy bộ khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi và bị mất nước. Do đó, bạn cần cung cấp đủ nước trong và sau khi chạy bộ. Bạn có thể uống nước hoa quả để bổ sung dưỡng chất trước hoặc sau khi chạy, trong khi đó nước lọc là lựa chọn tốt nhất cho quá trình chạy. Cứ chạy khoảng 15 phút hãy bổ sung 150ml nước nhé.
Bên cạnh theo đuổi chương trình tập thể dục đều đặn, để phòng bệnh tim mạch cũng cần thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh có lợi cho tim và khám sức khỏe định kỳ
Trên đây là một số chia sẻ của Thể thao Kim Thành cề vấn đề chạy bộ có tốt cho tim mạch không? Hy vọng bài viết sẽ góp phần giúp bạn tập luyện hiệu quả để nâng cao sức khỏe.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét